Tỏa dương (Ngọc cẩu)

Tên tiếng Việt: Nấm ngọc cẩu, Củ gió đất, Cây không lá, Cu chó, Ký sinh hoàn, Củ ngọc núi, Xà cô, Tỏa dương

Tên khoa học: Balanophora spp.

Họ: Balanophoraceae (Dó đất)

Công dụng: Chữa thiếu máu, đau bụng, nhức mỏi (cả cây).

Bộ phận dùng

Toàn cây

Mô tả cây

Cây thảo, nạc mềm, nom như cái nấm, màu đỏ nâu, sống một năm hay nhiều năm, ký sinh trên thân rễ cây khác, thường là cây gỗ lớn trong rừng sâu. Thân thoái hóa thành củ nguyên hoặc phân nhánh, có nhiều hình dạng khác nhau, sần sùi, không có lá.

Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành cụm dày trông như cu chó, cụm hoa đực hình trụ, dài 10 -15cm, ở gốc có một vài lá bắc; bao hoa xẻ nhiều thùy (4-7) thùy dày và hẹp, dài bằng nhau, có nhị có bao phấn hính móng ngựa; cụm hoa cái hình thoi hoặc hình trứng, dài 2 – 3cm, không có bao hoa, trên cụm hoa có nhiều phần phụ hình chùy không sinh sản. Không có quả.

Mùa hoa: tháng 10 -2.

Phân bố sinh thái

Tỏa dương là dạng hình thái tương đối khác biệt trong giới thực vật có hoa. Trên thế giới, có khoảng 20 loài, đều là những cây sống kí sinh trên rễ của những loài thực vật có hoa khác. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và Australia. Một số loài phân bố cả ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới ẩm.

Theo Bertel Hansel (1973) ở Đông Dương có 8 loài, trong đó ở Việt Nam có 3 loài. Nhìn chung, các loài củ gió đất thường chỉ phát hiện thấy trong các loại rừng kín thường xanh ẩm hoặc rừng cây lá rộng núi đá vôi.

  • Khi chưa có hoa , toàn bộ thân dinh dưỡng là một hệ thống dạng sợi, ký sinh vào rễ của một số loài cây thuộc họ Moraceae, Sterculiaceae, Tiliaceae…
  • Cây đực và cây cái thường mọc lẫn với nhau. Do khả năng phát tán hạt hạn chế và sự phát triển của thân dưới dạng sợi nên tỏa dương thường mọc tập trung thành từng đám gần nhau.
  • Nơi đã phát hiện một trong 3 loài này mọc tập trung nhất là vùng núi Bát Đái Sơn, thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, độ cao khoảng 1600m. Hiện nay đã có 2 loại của tỏa dương được đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Thành phần hoạt chất

Về thành phần hóa học sơ bộ thấy có nhiều chất màu anthoxyanozit, trong dịch chiết nước nấm tỏa dương đã phân lập 19 hợp chất gồm: balaxiflorins A và B, 3 hợp chất phenylpropanoid, 4 hợp chất lignan, 9 hợp chất tanin và acid gallic.

Tác dụng dược lý, minh chứng khoa học

Tỏa dương được nhân dân dùng làm thuốc bổ, kích thích ăn ngon miệng, chữa đau bụng, nhức mỏi chân tay, nhất là cho phụ nữ sau khi đẻ, người mới ốm dậy chóng lại sức, thường dùng thuốc rượu. Ở các tỉnh phía Bắc nước ta, sâm Tỏa dương còn được tương truyền với cái tên “cây gây tan của nát nhà” bởi lẽ Sâm tỏa dương có tác dụng kích thích tình dục quá mạnh, nên khi sử dụng Tỏa dương thì phải sử dụng 2 vợ chồng cùng lúc, nếu chỉ một trong 2 người sử dụng thì dễ dẫn đến hiện tượng quan hệ ngoài luồng, phá vỡ hạnh phúc gia đình.

  • Ở Malaysia, Tỏa dương được dùng làm thuốc kích dục. Trong đông y dùng tỏa dương để bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh tình dục, bổ tỳ vị, nhuận tràng, thông tiểu.
  • Chủ trị yếu sinh lý, liệt dương, lãnh cảm, đau lưng, mỏi gối, biếng ăn.

Ngày này, thông qua các nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu tại trường Đại học Dược Hà Nội, tỏa dương đã được chứng minh có tác dụng lên hành vi tình dục thông qua hoạt tính androgen (nội tiết tố) rất rõ ràng.

  • Kết quả nghiên cứu về tác dụng của dịch chiết nước tỏa dương trên hành vi tình dục cho thấy:
  • Trên đối tượng thử nghiệm bằng dịch chiết tỏa dương với 2 mức liều 280mg/kg và 1400mg/kg đều thấy các hành vi tình dục thay đổi. Các chỉ số như thời gian, độ cương cứng, chất lượng đều tăng đáng kể và có ý nghĩa thông kê. Ở cả 2 liều này đều không thấy xuất hiện bất cứ tác dụng không mong muốn nào.

Công dụng

  • Bổ thận tráng dương.
  • Ôn trung táo thấp
  • Tán ứ trừ tê, mạnh gân cốt
  • Bồi bổ cơ thể, chống viêm, kích thích miễn dịch, chống co giật, an thần.

Tỏa dương được nhân dân địa phương dùng làm thuốc bổ, kích thích ăn ngon miệng, chữa đau bụng, nhức mỏi chân tay, nhất là dùng cho phụ nữ sau sinh, mới ốm dậy chóng lại sức. Dạng dùng thông thường là rượu thuốc. Cây hái về rửa sạch, thái mỏng, sao qua, rồi ngâm rượu với tỉ lệ 1:5, trong một tháng hoặc càng lâu càng tốt. Rượu có màu đỏ sẫm, vị hơi chất đắng. Ngày uống 2 lần vào trước bữa ăn, mỗi lần 30ml.

Ở Malaysia, tỏa dương còn được dùng làm thuốc kích dục.

Đối tượng sử dụng

  • Nam giới tinh lạnh, liệt dương.
  • Phụ nữ đái đục, bạch đới.
  • Người già đái són lạnh bụng, kém ăn, thần kinh suy nhược.
  • Người phong thấp, lưng lạnh gối đau, vận động khó khăn.
  • Người bị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính.
  • Người mắc các bệnh ngoài da, vàng da, ngứa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *